Tiên hành kỳ ngôn - Bổn
Phận Trí Thức.
Nhận
đưọc bài viết “Thân
phận trí thức trong xă hội cộng sản (Đọc
“Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim)” của nhà
văn Vũ Thư Hiên đă gần cả tháng. Đọc
xong, gửi về cho anh em bạn bè trong nước rồi,
mà ḷng vẫn cứ không yên! Bận bịu sắp xếp
những thứ lỉnh kỉnh để đi xa. Máy móc,
giấy bút đă xếp xó. Định không viết ǵ nữa!
Nhưng ḷng tự hỏi ḷng, có phải v́ ḿnh cảm xúc
vài ba câu chuyện kể “qua tai” về thân phận mấy
ông Tầu “thuở Trời đất nổi cơn gió bụi”?
Hay ḿnh băn khoăn về những cảm nghĩ của
anh VTH qua “Tùy Tưỏng Lục”? Hay là ḿnh c̣n có ǵ muốn nói với
“những người” chọn lựa “cách kể” “Tùy
Tưỏng Lục”? Có thể là tất cả là như vậy.
Nhưng rơ ràng tôi cũng mạo muội như anh VTH, mượn
lời ngựi mà nói ḷng ḿnh! Cái khác là tôi mưọn lời
không phải để nói xuôi, mà nói ngưọc ngạo,
chướng tai, trái khoáy!
Băn
khoăn lắm nhưng rồi cũng phải lôi máy móc ra
ngồi dàn trải tâm tư của ḿnh. Dù biết rơ rằng
ḿnh lại đang làm một chuyện “trái khoáy lập dị”
nữa rồi!!! Bởi v́ Tôi “đọc” “Tùy Tưởng
Lục” của ông tầu Ba Kim nào đó một cách rất
trái khoáy: Tôi “đọc” Tùy Tưỏng Lục qua bài viết
của anh Vũ Thu Hiên, mà Anh Vũ thu Hiên lại đọc
Ba Kim qua “cách chọn lựa dịch thuật” của một vài dịch giả
Việt Nam trong nưóc.. mà h́nh như cũng đưọc
(hoặc bị) chọn lựa! Trái khoáy là như vậy!
Mà khổ tâm cũng là như thế!
Băn
khoăn lắm! Nhưng có một điều Tôi chắc chắn
đến 101 phần trăm là anh Vũ Thư Hiên không phải
đọc bản dịch này để hiều về cái
“thân phận” và cái “chế độ” của những
ngựi như Ba Kim, mà anh đọc để san xẻ rộng
thêm ḷng ḿnh, và mưọn thêm lời ngựi để nhắn
gửi những kinh nghiệm c̣n đọng lại, sau khi
chính anh đă thức dài ră ngựi trong những đêm giữa
ban ngày đầy mồ hôi, máu và nưóc mắt trên đất nưóc Việt Nam!
Biết
là như thế! Nhưng đọc đi, rồi đọc
lại những tiếng thở dài, những nhắn gửi,
cảnh cáo, nhắc nhở…. Mà mắt và ḷng ḿnh không rời
nổi một cụm từ trong tựa đề: “thân phận trí thức”!
Tôi
không có thói quen xấu gọi người khoa bảng là trí thức.. V́ “trí thức” tức
là bậc trí giả, thức giả, nghĩa là hạng
ngựi không những chỉ sáng dạ, hiểu sâu, mà c̣n tỉnh
thức, có cá tính đặc thù nhưng tâm tư họ ḥa
nhập cùng xă hội và con ngựi. Nói chung, trí thức, họ
là những con người , dù có khoa bảng, bằng cấp
hay không có khoa bảng, bằng cấp, có phẩm tính sáng suốt,
nhận diện và hành xử vai tṛ của ḿnh đúng đắn
với khả năng, nhân cách con người . Trí thức,
Sĩ phu là hạnh của một Con Người!
V́
thế ngựi trí thức không ưu lo thân phận ḿnh, không để ư nặng ḷng
đến thân phận ḿnh, mà chỉ canh cánh nghiền ngẫm,
xác định vai tṛ của ḿnh với tưong quan xă hội
để, minh định, và hành xử bổn
phận của ḿnh với nhân quần xă hội. Theo ngôn ngữ và văn hóa Việt
Nam, ngựi trí thức như vậy đưọc kính trọng
gọi là bậc “Sĩ Phu”.
Buồn
một điều là tính từ trí thức đă trở
thành một cụm danh từ chỉ dùng để phân loại
chỉ về một hạng ngựi có văn bằng
chuyên môn trong thời đại “vô lợi bất tác”!
Cái
nhân cách trí thức hay sĩ phu
bao gồm bản lănh hùng tâm, một cảnh giới của
tâm hồn con ngựi, chứ không phải là ngựi có khoa
bảng, bằng cấp chuyên môn (ngựi có khả năng
hay có một hai tấm giấy chứng nhận khả
năng ǵ đó… chẳng hạn như khả năng chế
tạo một loại vũ khí, một loại máy móc, khả
năng chữa bệnh, hay khả năng tranh tụng pháp
lư, hoặc có khả năng viết sách làm thơ v.v)
Kẻ
có khoa bảng, bằng cấp thựng toan tính lợi lộc cho ḿnh trong
tưong quan xă hội họ sống, nên thựng hay âu lo, so
đo hơn thiệt về
thân phận của ḿnh. Kẻ có khoa bảng sẽ chỉ
xứng đáng là trí thức khi vượt lên trên, hay thoát
ra đưọc những toan tính lợi hại cho bản
thân ḿnh, để đạt đưọc nhân cách có hùng
tâm hành xử v́ ngựi mà thôi.
Ngựi
Sĩ Phu không như thế. Sĩ phu không toan tính quyền lợi
bản thân, cho nên thựng không lo toan, hay toan tính gian díu với
kẻ cầm quyền, chủ lợi, mà thường
trăn trở, cân nhắc đ̣i sống của nhân dân quần
chúng xă hội. Ngựi Sĩ Phu không bao giờ bị ăn
“cháo lú”. Họ là kẻ trí, là thức giả, họ ăn
uống trong nhịp đập hơi thở và nỗi an
nguy bất hạnh của quần chúng, xă hội.. Cho nên họ
có thể đă ăn “cháo chế độ” nhưng không thể
“lú lẫn”! Họ luôn luôn nghĩ về, nói về , và hành xử
bổn phận hiện tại của họ hơn là
ưu lo thân phận!!!!
Cũng
chính v́ như vậy, đă là ngựi có trí thức, là sĩ
phu, th́ không những chẳng
ai cản đưọc ngựi trí thức nói, mà c̣n chẳng
có “đe dọa” nào ngăn đưọc ngựi trí thức
làm.. Tri Hành hợp nhất! Ngựi trí thức hay sĩ phu,
nói và làm cùng nhịp với đ̣i sống hiện tại của
họ!
Có ích ǵ khi kể lại những
tội ác trong quá khứ mà không đủ can đảm nói
lên những đồi bại đang diễn ra ỏ hiện
tại? Những đồi bại nối dài hay biến dạng
của quá khứ bất nhân?..
Vạch
mặt nói lên nhũng đồi bại trong hiện tại,
dấn thân thay đổi hiện tại là bổn phận,
là thuộc tính ắt có và đủ của trí thức, sĩ
phu.. Nhưng ngồi hồi tưỏng lải nhải những thiệt
tḥi đă qua của ḿnh , hay kể cả của nguời
v.v sau khi đă “lú” th́ đúng
là “thân phận” của kẻ “khoa bảng..” Ngựi khoa bảng
ăn lộc “triều chính” luôn luôn có ảo vọng về
ḿnh, tự quan trọng hóa bản
thân vai tṛ của ḿnh với khả năng trong một lănh
vực nào đó.. rồi bị lừa phỉnh, tự nguyện
ăn cháo lú… để rồi chỉ nói đến “thân phận”,
ngậm ngùi cho thân “thân phận”, sau khi đă cố gắng
chôn vùi nhân cách con ngựi của ḿnh để giữ lại
cái mạng sống!
Mà
giữ lại mạng sống để làm ǵ? Giữ lại
mạng sống để nói
về sự thật một cách bóng gió!!! Sự thật mà được nói bóng gió th́ may mắn
lắm cũng chỉ là một nửa sự thật! Mà một
nửa sự thật c̣n tệ hại hơn là nói dối!
Bởi v́ nói dối cho đưọc việc, dễ bị
nhận diện. Và khi bị nhận diện chỉ khiến
ngựi nghe bực ḿnh rũ áo rửa tai! Nhưng nói một
nửa sự thật hay nói sự thật một cách bóng
gió, tự nó đă có cấu trúc bằng gian trá của kẻ
thiếu bản lănh chính tâm. Cấu trúc gian trá được
nuôi nấng bằng nửa sự thật sẽ làm mê hoặc,
đảo điên ḷng ngựi có thể trải dài hủy
hoại trí tuệ tư duy hàng thế hệ! Hiện trạng
Việt Nam nói riêng và những biến cố quốc tế
nói chung đă ḿnh chứng điều này!
Cái
tâm bệnh của ngựi chỉ dám nói nửa sự thật
hay nói sự thật một cách bóng gió là ngoài cái cấu trúc
gian trá ra, họ c̣n mang thêm trong năo trạng của ḿnh một
cái ảo tưỏng “đă tỉnh thức”!!! Và cứ thế
nhẩn nha viết hồi kư dạy đời bằng niềm
ngụy tín của ḿnh!
Nếu
ngựi Việt Nam chúng ta nh́n lại hành trạng, những
quyết định của những sĩ phu xưa như
Nguyễn Trăi, Ngô Th́ Nhậm, Cao Bá Quát v.v và gần đây
như ông Trần Độ, Trần Khuê, Dương Thu
Hương, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ B́nh, Phạm
Hồng Sơn, Nguyễn Việt Cựng, Nguyễn Thị
Hoa, v.v Chúng ta thấy những ngựi trí thức, sĩ phu
này có một điểm giống nhau là họ biết và chấp nhận hậu
quả thảm khốc sẽ đến với họ, v́
họ hành xử không phải từ những toan tính cho bản
thân họ, hay gia đ́nh họ, mà đi từ những
trăn trở v́ xă hội và đắng cay, nghiệt ngă của
mọi ngựi. Cái cách sống, hành xử của họ
thựng “được” kẻ thức thời khôn vặt
khoa bảng gọi là “điếc không sợ súng, chưa thấy
quan tài chưa đổ lệ!!!”
Người
có trí thức, sĩ phu, họ biết và hiểu đưọc
mục đích tối hậu của “súng ống
gươm đao” là bắt ngụi ta sợ! Kẻ cầm
súng muốn ngựi khác sợ, cho nên chúng thựng cố ư
“bắn to, bắn rơ, bắn ngay trưóc mặt” cho
ngựi khác thấy, cho ngựi khác nghe để sợ!!!
Ngựi trí thức không sợ! thựng làm ngơ giả
như không thấy, và giả như không nghe! Mặc dù họ
thấy và nghe rất rơ. Rơ hơn mọi ngựi. Thấy rất sáng và nghe rất
rơ cho nên không khiếp sợ, không khiếp sợ cho nên càng
nghe rất rơ và thấy rất sáng!!! Cũng như
ngựi hiểu rơ lẽ sống chết, sự vô
thường của cuộc tử sinh, sẽ chẳng
tham sống hay sợ chết. Họ thấy rơ quan tài và biết
nhỏ lệ, nhưng không nhỏ lệ sợ hăi cho bản
thân, họ mà nhỏ lệ thưong cho kẻ đời
tham sống nhục! Họ biết sống đúng và biết
chết đúng! Bậc sĩ phu, ngựi trí thức sợ
sống nhục, sống gối đầu vào lạc thú tiền
của ,vợ con, và cũng khinh cái chết vô tích sự! Thế
thôi!
Xă
hội loài ngựi, nhân phẩm, trí tuệ con ngựi nói
chung đưọc thăng hoa là nhờ bởi những
“trí thức gàn bưóng, lập dị, coi trời bằng
vung” này, như thái tử Tất Đạt Đa,
như Giê Su thành Na da rét, Ga li l
ê, si c ê ron, S ô ca t ét, Khổng, Lăo, Trang, Mạnh v.v Những
con ngựi không “khôn ngoan thức thời”, không chịu sống
giữ mồm miệng, giữ tính mạng, giống
như đại đa số ở thời của họ!
Họ chỉ khư khư nói
thật, làm thật!
Cái
thảm họa của chúng ta, hôm qua và hôm nay, ở trong cũng
như ở ngoài hải ngoại, Viêt Nam hay cả thế
giới! là có quá ít ngựi Sĩ Phu, trí thức, an nhiên và thẳng
thắn nói lên những hiện trạng sai trái, những
đồi bại bất nhân của xă hội ḿnh đang sống,
và can đảm dấn thân thay đổi hiện tại.
Nhưng lại lắm kẻ
khoa bảng khôn ngoan vặt, đầy phương
cách ǵn giữ mạng sống để có cơ hội sống
“an toàn sung túc”- và sau “được”
ngồi lom khom nói về những bất nhân quá khứ
như một kỳ công ân đức thiên thu! Nhưng vẫn
lại không dám nói thẳng cái bản lai chân diện mục
của quá khứ ấy, dù chỉ là quá khứ!!! Lại
càng không đủ cái tâm sáng để quát thật to cái “bản
chất bất nhân” của những cái “quá khứ ấy”
nó c̣n sờ sờ ngay trong hiện tại, đang diễn
ra trước mắt! Mà lại
chỉ dám nói bóng gió. Ḷng cũng vẫn c̣n canh cánh cho bản
thân! Ngoài sợ đụng chạm bị “cô lập”, trong
sợ đọa đầy và mong mỏi thánh đế hồi
tâm! Nghĩa là cũng đang
ngậm một thứ cháo lú khác màu xong chảo của thời
đại!!!
Mà
nói cho cùng, nếu xă hội đă khốn nạn, chế
độ đă bất nhân, th́ tất cả những ai sống
trong đó đều chung số phận nghiệt ngă!
Đâu phải chỉ riêng một giới ngựi.! Cứ
nh́n nhũng ǵ vừa xảy ra, đang xảy ra cho nông dân
Nguyệt Biều, An Truyền, Ḥa hảo, đồng bào miền
cao Tây Nguyên, cựu chíến binh Nguyễn khắc Toàn, Phạm
Quế Dương, ngựi cầm bút Nguyễn Vũ B́nh,
anh lang tây Phạm Hồng Sơn, thầy căi Lê Chí Quang, tín
đồ cụ Bà Thu, Hồ Tấn Anh, tu sĩ Nguyễn
Văn Lư, Thích Tuệ Sĩ, Phan Văn Lợi, ông nhà giáo Trần
Khuê v.v và c̣n nhiều nữa, đủ hạng ngựi
thành phần trong xă hội, kể sao cho hết! Thân phận giống nhau, chỉ
có hành xử bổn phận là
khác biệt!
Cũng phải ṣng phẳng với ông Ba
Kim nào đó một đôi điều dù ông này không
đưọc ṣng phẳng cho lắm, mà nhận xét rằng đất
nước Trung Quốc của ông Ba Kim, hiện nay đang
trở nên một cường quốc về tất cả
mọi mặt trên sân chơi quốc tế. Từ kinh tế,
quân sự đến không gian, v́ họ có can đảm nh́n
lại thẳng những sai lầm hay thảm kịch cận
đại như “Bước nhảy vọt” của Mao rồi
đến “Cách mạng văn hóa” mà Ba Kim mô tả trong “Tùy
Tưởng Lục”. Việc xuất bản một tác phẩm
như “Tùy tưởng Lục” tại Trung Quốc cho thấy
cố gắng đối diện một cách ṣng phẳng với
quá khứ của người
cộng sản Trung quốc thay v́ chỉ trích suông sự
sụp đổ của thành tŕ Xă hội chủ nghĩa
Liên Xô..Tuy là người cộng sản nhưng với ḷng tự hào dân tộc, họ
đă sớm nhận thức được những sai
sót của giáo điều, lư thuyết cộng sản từ
Mác-cơ-va để điều chỉnh, thích nghi theo cách
riêng của họ mà mới đây là lư thuyết “Tam biểu:
Công-Nông-Trí Thức” cùng việc đệ tŕnh quốc hội
phê chuẩn quyền tư hữu (Chưa kể việc
cho phép đầu phiếu bầu cử ở cấp địa
phương và các dự án nghiên cứu chính trị về
dân chủ hóa và đa đảng tại Trung quốc trong
tương lai). Cả hai đều là những điều
cấm kỵ trước đây trong giáo điều Mác-Lê.
Đây là một cách “xin lỗi gián tiếp” về những
điên loạn, điêu tàn trước đây mà Đảng
Cộng Sản đă “đem lại” cho nhân dân Trung quốc.
Tính độc lập tư duy và ṣng phẳng
này là một trong những yếu tố khiến việc
đổi mới, hiện đại hóa đất nước
của Ba Kim lại tiến xa hơn, đem lại
được nhiều thành quả hơn tại Trung quốc
so với Việt Nam ta, dù cả hai đều là hai nước
Cộng Sản nằm sát nhau, cùng cố gắng áp dụng
kinh tế thị trường dưới sự lănh đạo
của cơ chế “một đảng”.
Nh́n
lại xă hội Việt Nam
trong nước, th́ vẫn chẳng thấy ai dám đề
cập thẳng thắn công khai đến các sai lầm của
Đảng như “Cải cách ruộng đất”, “Nhân
văn giai phẩm” hay gần hơn là chiến dịch “Cải tạo
công thương nghiệp, đánh tư sản” ở miền
Nam, nhất là những tội ác đang xảy ra hôm nay lại càng không ai dám nhắc đến!!!
Tôi
chưa đọc, và sẽ chẳng cần đọc Tùy Tưỏng
Lục của Ba Kim làm ǵ nữa!!! Không phải chỉ v́
đă có quá nhiều “tùy tưỏng lục” ở đất
nước Việt Nam chúng ta, mà v́ thời gian hiện tại
của tôi, của ngựi Việt Nam nói riêng, và của nhân
loại nói chung, cũng không đủ để đọc
hết những bản án sống
về tội ác hiện tại của những chế
độ phi tự do dân chủ như Trung Quốc hay Việt
Nam, hay của những chế độ dân chủ như Mỹ,
Anh Pháp, Ia Rắc, Do Thái v.v đang diễn ra trưóc mắt,
mà tôi dám chắc cái ông Ba Kim Bốn Chỉ nào đó, và những
nhà “dịch, tả” cuốn sách của ông , hay những tay
khoa bảng sừng sỏ ngoại quốc hoặc Việt
Kiều trên thế giới ở Mỹ, Anh, Úc, Pháp v.v, chẳng
đủ gan mật hay “trí thức” để nói đến!
(Từ những vi phạm nhân quyền, tra tấn, giết
chóc tùy tiện trong cuộc chiến thuộc địa hay
b́nh định lănh thổ (tùy theo cách nh́n) của Pháp tạI
Al-giê-ri cuối thập niên 50 đầu 60.. đến việc
bắt giam t́nh nghi vô thời hạn, không cần xét xử
chiếu theo luật An ninh quốc gia hiện nay của nền-dân-chủ-nhân-quyền-Mỹ,
cho đến việc chiếm đóng và vi phạm nhân quyền
tàn tệ tại Pa-lét-tin bởi Do Thái, nước duy nhất
chắc chắn 101 phần trăm có vũ khí toàn diệt
nguyên tử tại Trung Đông, chứ không chỉ là t́nh
nghi như I-rắc hay I-răng!!!)
Cao
Bá Quát, Trần Độ, Xôi dèn (Soyzenitsin), Mai Cồ Mo
(Michael Moore)[1] vẫn
là những ngựi trí thức hiếm hoi của nhân loại!!!
Muốn
ai làm điều ǵ, ḿnh nên thực hiện trước.
Ngày hôm nay, chúng ta cần đối diện với sự
thật, ṣng phẳng với quá khứ. Nh́n lại những
lỗi lầm của chính ḿnh, của cái chế độ
ḿnh từng sống và đang
sống dưới nó th́ mới mong hội đủ
thành ư chính tâm để có nội lực và “tư cách chính
đáng” mà tiến hành dân chủ hóa đất nước
và đưa nó lên ngang bằng cùng các nước khác trong
khu vực.
Tôi
viết những tâm sự này trong nỗi băn khoăn của
một kẻ cuối năm xa nhà ngàn dặm:
Nhất niên tương tận
dạ.
Thiên lư vị quy nhân.
(Một năm đêm gần hết.
Ngàn dặm ngựi chưa về)
Như
thế không tránh khỏi tính cách lỉnh kỉnh của cách
khoá sổ gom bút cuối năm Quí Mùi , nhưng đủ
để bày tỏ, nhắn gửi ḷng ḿnh với nhân dân
đồng bào, nhất là với những độc giả
trẻ của tập sách bản dịch Tùy Tưỏng Lục
này. Mong họ sẽ không cố giữ cái mạng sống
chờ để “tùy tưởng lục” mà “tiên hành kỳ
ngôn”[2]! Bởi
v́ riêng đất nưóc Việt Nam của chúng ta hôm nay cũng
bất hạnh cay đắng. Trong nưóc cũng như hải
ngoại, sĩ phu như sao buổi sớm, trí thức
như lá mùa thu, chỉ rặt một bầy khoa bảng, bằng
cấp, thương gia khôn vặt! Thế thôi!!!
Ngày
15 tháng Chạp Quí Mùi.
Nguyên
Khả PhamThanhChưong
[1] Tác giả những bài viết , những
cuốn sách phanh phui những đồi bại gian trá của
chính phủ phưong Tây, đặc
biệt Mỹ . http://www.michaelmoore.com/
2 Luận
Ngữ Vi Chính , t 13 “Tiên hành kỳ
ngôn, nhi hậu tùng chi” (Ḿnh muốn dạy ngựi ta điều
ǵ, trưóc tiên hăy làm điều đó đi. Rồi sau theo
đó mà dạy)